Trending

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?

Những thực phẩm gây ngứa ngáy có thể khiến người bệnh khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ qua đó gián tiếp khiến quá trình phục hồi xương gặp nhiều khó khăn. Một số thực phẩm dễ gây ngứa bạn cần tránh như:

Thịt bò.

Các thực phẩm tanh như hải sản, thủy sản.

Những thực phẩm muối chua.

Các thực phẩm có gia vị mạnh.

Các chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích cũng nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi mổ dây chằng. Các chất này có thể làm ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cơ thể khiến quá trình phục hồi lâu hơn.
Một số lưu ý sau khi mổ dây chằng

Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?
Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?


Rượu bia và các chất kích thích cũng nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi mổ dây chằng.

Lưu ý

Người bệnh không tự ý bỏ nẹp khi đi di chuyển, ngay cả khi ngủ.

Không tự ý bỏ nạng sớm trước thời gian chỉ định để tránh sưng gối.

Hạn chế đi lại nhiều trong thời gian sau khi mổ tuy nhiên cũng không nên nằm bất động một chỗ trong thời gian dài sẽ gây co rút cơ.

Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạn chế thức khuya. Hạn chế đi lại nhưng cũng tránh nằm một chỗ trong thời gian dài vì có thể gây teo cơ. Nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Nên đi ngủ sớm và sinh hoạt khoa học.

►Xem thêm: Lao xương

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Phân loại các bệnh lao xương

Bệnh lao xương có biểu hiện khá mờ nhạt, không rầm rộ. Trong một thời gian dài bệnh nhân thường thấy đau ít ở cột sống. Thông thường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng: áp-xe lạnh (là loại áp-xe không kèm phản ứng viêm và hình thành chậm), chèn ép tủy.

Ngày nay bệnh lao cột sống đã ít gặp hơn trước. Bệnh nhân thường là người có tiền sử mắc bệnh lao: lao sơ nhiễm nặng, mới mắc lao một cơ quan nào đó (phổi, hạch…). Tổn thương lao hay gặp ở cột sống lưng và cột sống thắt lưng. Cột sống cổ và vùng bản lề cổ – chẩm ít bị lao hơn.

Các tổn thương Xquang xuất hiện chậm như: hẹp khe đĩa đệm, ổ phá hủy lớn ở thân các đốt sống, gù, hình ảnh con thoi cạnh đốt sống, biểu hiện của áp- xe lạnh.

Các xét nghiệm sinh học sẽ khẳng định chẩn đoán: test tuberculin trong da thường dương tính rất mạnh, có khi mọng nước (nếu test âm tính, có thể loại trừ được bệnh Pott). Các xét nghiệm tìm BK trong đờm, trong nước tiểu, nếu dương tính sẽ quyết định chẩn đoán, ngoài ra cũng chứng tỏ người bệnh còn bị lao ở những cơ quan khác nữa.

Lao khớp gối

Biểu hiện bệnh lao khớp gối là một u trắng ở đầu gối giống như khi bị viêm khớp đơn độc mạn tính, kèm theo những dấu hiệu viêm tại chỗ, tràn dịch ổ khớp với dấu hiệu chạm xương bánh chè, dầy màng hoạt dịch.

Lúc đầu, chụp Xquang khớp gối chưa phát hiện bất thường, về sau mới xuất hiện các tổn thương sụn và xương. Cấy nước màng hoạt dịch thường tìm được BK. Đôi khi phải sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim to hoặc trong khi nội soi khớp để tìm những tổn thương mô bệnh học điển hình.

Phân loại các bệnh lao xương
Phân loại các bệnh lao xương


Lao khớp háng

Đây là bệnh thường gặp, có triệu chứng đau ở bẹn hoặc ở mông, lan xuống đầu gối làm cho bệnh nhân đi lại khập khiễng, teo cơ từ đầu đùi. Sốt, gầy sút, chán ăn. Các tổn thương Xquang thường xuất hiện chậm: đầu tiên là hình ảnh loãng xương, về sau là hình hẹp khe khớp. 

Chụp cắt lớp phát hiện những ổ phá hủy dưới sụn hoặc những ổ viêm xương. Nếu không được điều trị, khớp sẽ bị phá hủy làm hạn chế vận động, các triệu chứng toàn thân nặng lên, xuất hiện các áp-xe lạnh, đặc biệt là ở vùng bẹn. Điều trị thoái hóa cột sống ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-o-dau.html

Ðiều trị bệnh lao xương

Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Có nhiều phương pháp điều trị, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

Ðiều trị nội khoa

Dùng thuốc chống lao: trong 2 tháng đầu, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp bốn loại thuốc rimifon, rifampicine, pyrazinamide, ethambutol. Những tháng sau dùng hai loại rimifon và rifampicine. Cần điều chỉnh thuốc dựa theo kết quả kháng sinh đồ của bệnh nhân.

Cố định khớp

Cố định khớp bằng cách sử dụng các giường bột (cho cột sống) và máng bột (cho các chi), thời gian cố định từ 3 – 6 tháng. Với những trường hợp nhẹ, được chẩn đoán sớm có thể chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động mạnh, mang vác nặng, không cần cố định bằng bột.

Khi có chỉ định mổ thì tùy từng trường hợp mà có thể áp dụng các phương pháp cắt bỏ màng hoạt dịch, lấy ổ áp-xe, lấy mảnh xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp, giải phóng chèn ép tủy.

About

Popular Posts

Designed By Blogger Templates