Xương chũm là một khối xương nằm lồi gần ngay sau vành tai. Cấu tạo của xương chũm tuy cứng nhưng bên trong lại xốp, có nhiều hốc nhỏ. Xương chũm tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh quan trọng.
Ở giữa xương chũm có một hốc to hơn gọi là sào bào. Từ sào bào này lại có một đường ống thông trực tiếp với tai giữa. Vì vậy, bệnh ở tai giữa thường lan vào xương chũm gây viêm tai xương chũm.
Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào – tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ em do cấu tạo sào đạo ngắn và rộng. Viêm tai giữa không điều trị triệt để, biến chứng viêm tai giữa,… là những nguyên nhân gây viêm xương chũm phổ biến.
Triệu chứng viêm xương chũm thường gặp
1. Chảy mủ
Khi bị viêm tai xương chũm, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sự xuất hiện của mủ tai. Mủ tai có màu xàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu; có thể ít do bị bít tắc dẫn lưu mủ hoặc cũng có thể tăng lên rất nhiều.
Ở giai đoạn bệnh viêm xương chũm mãn tính, mủ tai thường có mùi hôi thối như mùi cóc chết. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trong tai có sự có mặt của chất cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ. Lúc này khám tai thấy có lỗ thủng rộng, sát xương, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy lỗ thủng bẩn.
Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm |
2. Sốt
Đây cũng là triệu chứng toàn thân phổ biến khi bị viêm xương chũm. Sốt cao 39C- 400C dai dẳng kèm theo đó là biểu hiện thể trạng suy nhược, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ nhiễm trùng, nhiễm độc.
3. Sưng đau
Bệnh nhân thường cảm thấy tai đau nặng hơn trước, đau dữ dội khi nằm vào vào ban đêm, cơn đau có thể lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Đặc biệt khi ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy đau dữ dội.
Sưng đau, ù tai là triệu chứng viêm xương chũm điển hình
Ngoài ra, nếu bị viêm tai xương chũm xuất ngoại còn có thể cảm nhận rõ ràng tình trạng ở trước trên nắp bình tay, phía sau tai sưng phồng; vành tai bị đẩy ra phía trước, mất nếp sau tai; mủ chảy xuống cổ làm sưng tấy vùng cổ,… Cử động quay cổ bị hạn chế và đau đớn, có thể tạo ra những lỗ rò vị trí này.
4. Thính giác giảm
Tùy theo mức độ bệnh là nặng hay nhẹ mà sức nghe giảm nhiều hay ít. Nếu không điều trị kịp thời thì khả năng nghe sẽ giảm sút trầm trọng.
5. Các dấu hiệu khác
Ngoài 4 biểu hiện viêm xương chũm điển hình trên, thì khi mắc bệnh này bệnh nhân còn cảm thấy chóng mặt, ù tai; khám thấy màng nhĩ nề đỏ, lỗ thủng thường sát khung xương, bờ nham nhở, đáy lỗ thủng phù nề xung huyết, đôi khi bị xơ hóa,…
Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm các xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt,… Do đó, điều trị dứt điểm các bệnh về Tai – Mũi- Họng và phát hiện sớm những bất thường về tai nói trên, điều trị đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
►Xem thêm: Lưu ý dành cho người mắc bệnh đau khớp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét