Trending

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ là gì ?

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ thường diễn ra đột ngột khi vận động cổ, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh hay thời tiết thay đổi…

Người bệnh có triệu chứng đau mỏi đốt sống cổ, gáy, cứng gáy, đau ê ẩm. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

Hạn chế vận động ở cổ, người bệnh không xoay cổ được.

Hình ảnh X-quang cho thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao thân đốt sống. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác tức hốc mắt, chóng mặt, đau lan xuống cánh tay… khi bệnh diễn ra trong thời gian dài.

Khắc phục hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ

Để khắc phục hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ, khi có triệu chứng người bệnh nên đến ngay bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám và điều trị kịp thời. Để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ vôi hóa cột sống cổ của từng người bệnh.

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ là gì ?
Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ là gì ?


Vôi hóa đốt sống cổ là quá trình thoái hóa theo tính quy luật nên không thể điều trị khỏi mà mục đích điều trị là làm giảm triệu chứng. Các biện pháp điều trị như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Thuốc thường dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây nên những tác dụng phụ và người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Xoa bóp có thể giúp người bệnh giảm đau mỏi cổ. Nếu vôi hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải, đều đặn để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Người bệnh cần tăng cường luyện tập các động tác làm giãn cột sống như bơi lội, tập xà đơn, tránh mang vác nặng.

Người bệnh có nghề nghiệp phải ngồi lâu, đứng lâu thì sau một giờ làm việc, cần đứng dậy vận động với những động tác luyện tây hay vươn vai đơn giản để máu lưu thông đến xương khớp, không nên một chỗ quá lâu khiến máu khó lưu thông làm tình trạng đau nghiêm trọng hơn.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu canxi

Chuột rút là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi.

Mất xương, loãng xương, là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Nguyên nhân là do cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác.

Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lại lượng canxi trong chế độ ăn đồng thời kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu hiệu của thiếu canxi.

Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của thiếu canxi trong cơ thể.

Biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu canxi
Biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu canxi


Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm bạn sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi trở lại trạng thái bình thường.

Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi (https://en.wikipedia.org/wiki/Calcium) và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chế độ ăn giàu canxi có thể giúp phòng ngừa ung thư ruột kết.

Thiếu canxi những triệu chứng như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung …. bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện nhiều hơn thường lệ.

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và Vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.

Đây là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ trở nên mất ngủ. Trong một số trường hợp, thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân gout

Trò chuyện, động viên người bệnh thường xuyên giúp cho tinh thần của họ lạc quan hơn. Điều này có tác động tích cực đến việc điều trị bệnh gout và tránh trầm cảm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, trò chuyện thường xuyên cũng giúp bạn sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường nếu có để kịp thời thông báo cho bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng

Với bệnh nhân gout, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng vì quyết định đến khả năng kiểm soát bệnh có thành công hay không. Người bị gout cần tránh các thực phẩm dễ làm tăng axit uric trong máu như:
Thịt, nội tạng động vật, thực phẩm chiên, nhiều chất béo,…
Giá, đỗ, một số loại cải,…
Đồ uống có gas.
Các chất kích thích như rượu, bia,…

Nên bổ sung các thực phẩm:
Ít cholesterol.
Các loại rau củ quả.
Một số loại ngũ cốc.
Trứng, dùng với mức độ vừa phải.
Uống nhiều nước.

Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân gout
Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân gout


Vệ sinh

Vấn đề vệ sinh không kém phần quan trọng với bệnh nhân gout. Cần chú ý vệ sinh da, răng miệng thường xuyên để tránh các ổ nhiễm khuẩn. Đặc biệt là tại các khu vực tích tụ axit uric có nguy cơ viêm loét cao. Chăm sóc và vệ sinh tốt cho người mắc bệnh gout là giải pháp để giảm đáng kể nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Một số lưu ý khác

Sắp xếp đồ vật, dụng cụ gọn gàng, chừa lối đi rộng để dễ di chuyển.
Thuốc của bệnh nhân cần đặt ở nơi thuận tiện, dễ lấy.
Đặt báo thức, nhắc bệnh nhân uống thuốc đúng giờ.

Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe, sự nỗ lực của bệnh nhân và quá trình điều trị cũng rất quan trọng.

►Xem thêm: Viêm tai xương chũm

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm

Xương chũm là một khối xương nằm lồi gần ngay sau vành tai. Cấu tạo của xương chũm tuy cứng nhưng bên trong lại xốp, có nhiều hốc nhỏ. Xương chũm tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh quan trọng. 

Ở giữa xương chũm có một hốc to hơn gọi là sào bào. Từ sào bào này lại có một đường ống thông trực tiếp với tai giữa. Vì vậy, bệnh ở tai giữa thường lan vào xương chũm gây viêm tai xương chũm.

Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào – tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ em do cấu tạo sào đạo ngắn và rộng. Viêm tai giữa không điều trị triệt để, biến chứng viêm tai giữa,… là những nguyên nhân gây viêm xương chũm phổ biến.

Triệu chứng viêm xương chũm thường gặp

1. Chảy mủ

Khi bị viêm tai xương chũm, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sự xuất hiện của mủ tai. Mủ tai có màu xàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu; có thể ít do bị bít tắc dẫn lưu mủ hoặc cũng có thể tăng lên rất nhiều.

Ở giai đoạn bệnh viêm xương chũm mãn tính, mủ tai thường có mùi hôi thối như mùi cóc chết. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trong tai có sự có mặt của chất cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ. Lúc này khám tai thấy có lỗ thủng rộng, sát xương, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy lỗ thủng bẩn.

Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm
Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm

2. Sốt

Đây cũng là triệu chứng toàn thân phổ biến khi bị viêm xương chũm. Sốt cao 39C- 400C dai dẳng kèm theo đó là biểu hiện thể trạng suy nhược, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ nhiễm trùng, nhiễm độc.

3. Sưng đau

Bệnh nhân thường cảm thấy tai đau nặng hơn trước, đau dữ dội khi nằm vào vào ban đêm, cơn đau có thể lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Đặc biệt khi ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy đau dữ dội.

Sưng đau, ù tai là triệu chứng viêm xương chũm điển hình

Ngoài ra, nếu bị viêm tai xương chũm xuất ngoại còn có thể cảm nhận rõ ràng tình trạng ở trước trên nắp bình tay, phía sau tai sưng phồng; vành tai bị đẩy ra phía trước, mất nếp sau tai; mủ chảy xuống cổ làm sưng tấy vùng cổ,… Cử động quay cổ bị hạn chế và đau đớn, có thể tạo ra những lỗ rò vị trí này.

4. Thính giác giảm

Tùy theo mức độ bệnh là nặng hay nhẹ mà sức nghe giảm nhiều hay ít. Nếu không điều trị kịp thời thì khả năng nghe sẽ giảm sút trầm trọng.

5. Các dấu hiệu khác

Ngoài 4 biểu hiện viêm xương chũm điển hình trên, thì khi mắc bệnh này bệnh nhân còn cảm thấy chóng mặt, ù tai; khám thấy màng nhĩ nề đỏ, lỗ thủng thường sát khung xương, bờ nham nhở, đáy lỗ thủng phù nề xung huyết, đôi khi bị xơ hóa,…

Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm các xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt,… Do đó, điều trị dứt điểm các bệnh về Tai – Mũi- Họng và phát hiện sớm những bất thường về tai nói trên, điều trị đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Lưu ý cho người đau khớp

Những người trẻ tuổi thường ít mắc các bệnh về xương khớp hơn người già vì xương khớp của họ đang phát triển và họ chưa trải qua quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Vì đây là căn bệnh liên quan tới xương khớp nên không thể chữa một cách dứt điểm được, hầu như việc điều trị chính của căn bệnh này là tập trung làm giảm các cơn đau để giảm sự khó khăn trong vận động của bệnh nhân.

Chính vì bệnh không thể chữa dứt khoát một cách tự nhiên nên các chuyên gia khuyên những ai mắc căn bệnh này nên chú ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày để giảm tình trạng của bệnh xuống.

Đối với những người đau khớp do tai nạn hoặc do các bệnh về xương khớp gây ra thì không nên ra ngoài kho trời mưa lạnh, bởi chính lúc mưa lạnh là lúc độ ẩm không khí tăng cao nên làm tình trạng của bệnh trở nên nặng thêm. Đối với trường hợp bắt buộc phải ra ngoài lạnh, mưa thì nên chú ý giữ ấm đầy đủ cho cơ thể.

Lưu ý cho người đau khớp
Lưu ý cho người đau khớp


Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất canxi giúp xương khớp chắc khỏe, bạn nên chú ý tới một số thực phẩm bổ xung nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như rau, củ, quả …Ngoài ra bệnh nhân nên uống đủ lượng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, đối với bệnh đau khớp do thoái hóa thì nên uống nhiều nước để bổ xung dịch nhờn trong cơ thể một cách đầy đủ.

Khi mắc bệnh đau khớp tốt nhất không nên vận động quá mạnh, hoặc khuân vác các vật nặng vì tình trạng có thể nặng lên khi bạn làm việc quá sức.

Khi xuất hiện hiện tượng đau khớp sảy ra trên cơ thể cách tốt nhất là bệnh nhân nên tới trung tâm chuyên khoa xương khớp để các bác sĩ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, để có phương pháp can thiệp sớm tránh các tình trạng bệnh gây ra những biến chứng khôn lường như bị dính khớp, biến dạng khớp, nặng hơn là biến dạng khớp hoặc gặp phải căn bệnh hiếm gặp đó là ung thư xương.

Vì căn bệnh khó lường nên bệnh nhân không được chủ quan với bệnh tình của mình. Dù chỉ là những cơn đau nhỏ nhưng hậu quả vô cùng lớn nếu như không được điều trị sớm.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì

Triệu chứng đau lưng có thể là đau lưng cơ năng hoặc đau cột sống do một số bệnh lý liên quan. Đau lưng có thể xảy ra do sai tư thế trong sinh hoạt, ngồi lâu hay khom lưng cúi người thường xuyên, thay đổi tư thế đột ngột, làm việc nặng, tập luyện quá sức…Trong trưỡng hợp này, chỉ cần sử dụng dầu nóng hay cao dán, nghỉ ngơi hợp lý thìu cơn đau sẽ tự động thuyên giảm.


Nếu là bệnh lý về cột sống thì trong giai đoạn này, trẻ có thể gặp phải bệnh vẹo cột sống vô căn. Nếu đau lưng kéo dài dai dẳng thì nguy cơ mắc bệnh về xương, khớp, đĩa đệm, tủy, gân, cơ hay bệnh về động mạch, bệnh thận, bệnh vôi hóa cột sống, ung thư…là rất cao.

Đau tăng trưởng

Nhiều trẻ sẽ cảm thấy đau chân mà không xác định rõ vị trí, đau về ban đêm trong khi ban ngày thì bình thường. Triệu chứng đau chân chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi chấm dứt nhưng sau đó lại tái phát. Tình trạng này xảy ra là do quá trình đau tăng trưởng, đau có thể thoáng qua, hơi khó chịu nhưng cũng có thể dữ dội, không chịu nổi. Đau tăng trưởng có thể xuất hiện ở trẻ trên 3 tuổi và kéo dài đến khi dậy thì. Để được chẩn đoán chính xác cơn đau này không phải là do các bệnh lý khác, cha mẹ cần đưa con đi khám nếu thấy trẻ đau chân, đi đứng khập khiễng hoặc kèm theo sốt nhé.

Đau khớp gối

Những trẻ vận động thể thao với cường độ cao thường rất hay bị đau đầu gối. Nguyên nhân là do phần đầu trên xương bánh chày ở trẻ còn nhiều sụn nên không được chắc chắn, nếu vận động liên tục với cường độ cao sẽ khiến phần sụn chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi dễ bị tổn thương và gây đau đầu gối. Tuy nhiên, ở một số trẻ không hoạt động thể thao hay bi chấn thương mà vẫn bị đau đầu gối không rõ nguyên do.

Ngoài ra, không loại trừ nguy cơ trẻ bị đau đầu gối là do bệnh Osgood – Schlatter, còn gọi là viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối. Bệnh này hình thành do sụn tăng trưởng vùng lồi củ xương chày bị kích thích khi trẻ vận động đầu gối, khiến cốt hóa xương sụn quá mức và dẫn đến phì đại lồi củ trước xương chày, từ đó gây đau nhức tại khớp gối.

5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì
5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì


Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường có biểu hiện đau cứng khớp, sưng và ửng đỏ. Bệnh này thường hình thành trong vài năm, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể kéo dài qua tuổi trưởng thành và để lại di chứng nặng nề như thoái hóa cứng các khớp ngón tay và bàn tay. Điều trị bằng thuốc kháng viêm loại mạnh, thuốc ức chế miễn dịch và tập vật lý trị liệu ở giai đoạn đầu có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Điều trị thoái hóa khớp lâu năm ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-khop-o-dau.html

Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân

Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân ở trẻ trong độ tuổi dậy khiến trẻ xuất hiện triệu chứng đau gót chân. Trong giai đoạn dậy thì, xương khớp của trẻ tăng trưởng nhanh trong khi gân cơ, dây chằng không phát triển theo kịp. Nếu trẻ vận động nhiều, hệ thống gân cơ dây chằng ở vùng xương gót chân sẽ tạo áp lực lên xương sụn gót chân và khiến xương này bị tổn thương và dẫn đến viêm đau.

Ngoài 5 căn bệnh trên đây, trẻ ở độ tuổi dậy thì còn có thể gặp phải chứng bàn chân bẹt, trượt chỏm xương đùi, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, bán trật khớp chè đùi,….

Để phòng ngừa các bệnh xương khớp ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ và điều chỉnh hợp lý, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp như canxi và vitamin D.

Tư vấn và lựa chọn cho trẻ những môn thể thao phù hợp với độ tuổi, tránh vận động quá sức, vận động với cường độ cao, nên tập luyện với cường độ thích hợp để cơ thể thích nghi dần. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất ổn trong xương khớp, cần nghỉ ngơi và điều chỉnh cường độ luyện tập hoặc đi khám nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài.

About

Popular Posts

Designed By Blogger Templates