Trending

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?

Những thực phẩm gây ngứa ngáy có thể khiến người bệnh khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ qua đó gián tiếp khiến quá trình phục hồi xương gặp nhiều khó khăn. Một số thực phẩm dễ gây ngứa bạn cần tránh như:

Thịt bò.

Các thực phẩm tanh như hải sản, thủy sản.

Những thực phẩm muối chua.

Các thực phẩm có gia vị mạnh.

Các chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích cũng nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi mổ dây chằng. Các chất này có thể làm ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cơ thể khiến quá trình phục hồi lâu hơn.
Một số lưu ý sau khi mổ dây chằng

Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?
Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?


Rượu bia và các chất kích thích cũng nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi mổ dây chằng.

Lưu ý

Người bệnh không tự ý bỏ nẹp khi đi di chuyển, ngay cả khi ngủ.

Không tự ý bỏ nạng sớm trước thời gian chỉ định để tránh sưng gối.

Hạn chế đi lại nhiều trong thời gian sau khi mổ tuy nhiên cũng không nên nằm bất động một chỗ trong thời gian dài sẽ gây co rút cơ.

Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạn chế thức khuya. Hạn chế đi lại nhưng cũng tránh nằm một chỗ trong thời gian dài vì có thể gây teo cơ. Nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Nên đi ngủ sớm và sinh hoạt khoa học.

►Xem thêm: Lao xương

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Phân loại các bệnh lao xương

Bệnh lao xương có biểu hiện khá mờ nhạt, không rầm rộ. Trong một thời gian dài bệnh nhân thường thấy đau ít ở cột sống. Thông thường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng: áp-xe lạnh (là loại áp-xe không kèm phản ứng viêm và hình thành chậm), chèn ép tủy.

Ngày nay bệnh lao cột sống đã ít gặp hơn trước. Bệnh nhân thường là người có tiền sử mắc bệnh lao: lao sơ nhiễm nặng, mới mắc lao một cơ quan nào đó (phổi, hạch…). Tổn thương lao hay gặp ở cột sống lưng và cột sống thắt lưng. Cột sống cổ và vùng bản lề cổ – chẩm ít bị lao hơn.

Các tổn thương Xquang xuất hiện chậm như: hẹp khe đĩa đệm, ổ phá hủy lớn ở thân các đốt sống, gù, hình ảnh con thoi cạnh đốt sống, biểu hiện của áp- xe lạnh.

Các xét nghiệm sinh học sẽ khẳng định chẩn đoán: test tuberculin trong da thường dương tính rất mạnh, có khi mọng nước (nếu test âm tính, có thể loại trừ được bệnh Pott). Các xét nghiệm tìm BK trong đờm, trong nước tiểu, nếu dương tính sẽ quyết định chẩn đoán, ngoài ra cũng chứng tỏ người bệnh còn bị lao ở những cơ quan khác nữa.

Lao khớp gối

Biểu hiện bệnh lao khớp gối là một u trắng ở đầu gối giống như khi bị viêm khớp đơn độc mạn tính, kèm theo những dấu hiệu viêm tại chỗ, tràn dịch ổ khớp với dấu hiệu chạm xương bánh chè, dầy màng hoạt dịch.

Lúc đầu, chụp Xquang khớp gối chưa phát hiện bất thường, về sau mới xuất hiện các tổn thương sụn và xương. Cấy nước màng hoạt dịch thường tìm được BK. Đôi khi phải sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim to hoặc trong khi nội soi khớp để tìm những tổn thương mô bệnh học điển hình.

Phân loại các bệnh lao xương
Phân loại các bệnh lao xương


Lao khớp háng

Đây là bệnh thường gặp, có triệu chứng đau ở bẹn hoặc ở mông, lan xuống đầu gối làm cho bệnh nhân đi lại khập khiễng, teo cơ từ đầu đùi. Sốt, gầy sút, chán ăn. Các tổn thương Xquang thường xuất hiện chậm: đầu tiên là hình ảnh loãng xương, về sau là hình hẹp khe khớp. 

Chụp cắt lớp phát hiện những ổ phá hủy dưới sụn hoặc những ổ viêm xương. Nếu không được điều trị, khớp sẽ bị phá hủy làm hạn chế vận động, các triệu chứng toàn thân nặng lên, xuất hiện các áp-xe lạnh, đặc biệt là ở vùng bẹn. Điều trị thoái hóa cột sống ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-o-dau.html

Ðiều trị bệnh lao xương

Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Có nhiều phương pháp điều trị, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

Ðiều trị nội khoa

Dùng thuốc chống lao: trong 2 tháng đầu, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp bốn loại thuốc rimifon, rifampicine, pyrazinamide, ethambutol. Những tháng sau dùng hai loại rimifon và rifampicine. Cần điều chỉnh thuốc dựa theo kết quả kháng sinh đồ của bệnh nhân.

Cố định khớp

Cố định khớp bằng cách sử dụng các giường bột (cho cột sống) và máng bột (cho các chi), thời gian cố định từ 3 – 6 tháng. Với những trường hợp nhẹ, được chẩn đoán sớm có thể chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động mạnh, mang vác nặng, không cần cố định bằng bột.

Khi có chỉ định mổ thì tùy từng trường hợp mà có thể áp dụng các phương pháp cắt bỏ màng hoạt dịch, lấy ổ áp-xe, lấy mảnh xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp, giải phóng chèn ép tủy.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ là gì ?

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ thường diễn ra đột ngột khi vận động cổ, cúi đầu lâu, sau khi tắm nước lạnh hay thời tiết thay đổi…

Người bệnh có triệu chứng đau mỏi đốt sống cổ, gáy, cứng gáy, đau ê ẩm. Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

Hạn chế vận động ở cổ, người bệnh không xoay cổ được.

Hình ảnh X-quang cho thấy đốt sống cổ mất đường cong sinh lý, gai xương, giảm chiều cao thân đốt sống. Bên cạnh đó, người bệnh còn có cảm giác tức hốc mắt, chóng mặt, đau lan xuống cánh tay… khi bệnh diễn ra trong thời gian dài.

Khắc phục hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ

Để khắc phục hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ, khi có triệu chứng người bệnh nên đến ngay bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp thăm khám và điều trị kịp thời. Để lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ vôi hóa cột sống cổ của từng người bệnh.

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ là gì ?
Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ là gì ?


Vôi hóa đốt sống cổ là quá trình thoái hóa theo tính quy luật nên không thể điều trị khỏi mà mục đích điều trị là làm giảm triệu chứng. Các biện pháp điều trị như dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Thuốc thường dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây nên những tác dụng phụ và người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Xoa bóp có thể giúp người bệnh giảm đau mỏi cổ. Nếu vôi hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải, đều đặn để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Người bệnh cần tăng cường luyện tập các động tác làm giãn cột sống như bơi lội, tập xà đơn, tránh mang vác nặng.

Người bệnh có nghề nghiệp phải ngồi lâu, đứng lâu thì sau một giờ làm việc, cần đứng dậy vận động với những động tác luyện tây hay vươn vai đơn giản để máu lưu thông đến xương khớp, không nên một chỗ quá lâu khiến máu khó lưu thông làm tình trạng đau nghiêm trọng hơn.

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu canxi

Chuột rút là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu cơ thể bạn đang thiếu hụt canxi.

Mất xương, loãng xương, là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Nguyên nhân là do cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác.

Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lại lượng canxi trong chế độ ăn đồng thời kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu hiệu của thiếu canxi.

Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của thiếu canxi trong cơ thể.

Biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu canxi
Biểu hiện cho biết cơ thể đang thiếu canxi


Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm bạn sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi trở lại trạng thái bình thường.

Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi (https://en.wikipedia.org/wiki/Calcium) và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chế độ ăn giàu canxi có thể giúp phòng ngừa ung thư ruột kết.

Thiếu canxi những triệu chứng như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung …. bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện nhiều hơn thường lệ.

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và Vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.

Đây là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ trở nên mất ngủ. Trong một số trường hợp, thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân gout

Trò chuyện, động viên người bệnh thường xuyên giúp cho tinh thần của họ lạc quan hơn. Điều này có tác động tích cực đến việc điều trị bệnh gout và tránh trầm cảm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, trò chuyện thường xuyên cũng giúp bạn sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường nếu có để kịp thời thông báo cho bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng

Với bệnh nhân gout, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng vì quyết định đến khả năng kiểm soát bệnh có thành công hay không. Người bị gout cần tránh các thực phẩm dễ làm tăng axit uric trong máu như:
Thịt, nội tạng động vật, thực phẩm chiên, nhiều chất béo,…
Giá, đỗ, một số loại cải,…
Đồ uống có gas.
Các chất kích thích như rượu, bia,…

Nên bổ sung các thực phẩm:
Ít cholesterol.
Các loại rau củ quả.
Một số loại ngũ cốc.
Trứng, dùng với mức độ vừa phải.
Uống nhiều nước.

Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân gout
Lưu ý khi chăm sóc cho bệnh nhân gout


Vệ sinh

Vấn đề vệ sinh không kém phần quan trọng với bệnh nhân gout. Cần chú ý vệ sinh da, răng miệng thường xuyên để tránh các ổ nhiễm khuẩn. Đặc biệt là tại các khu vực tích tụ axit uric có nguy cơ viêm loét cao. Chăm sóc và vệ sinh tốt cho người mắc bệnh gout là giải pháp để giảm đáng kể nguy cơ viêm nhiễm có thể xảy ra. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Một số lưu ý khác

Sắp xếp đồ vật, dụng cụ gọn gàng, chừa lối đi rộng để dễ di chuyển.
Thuốc của bệnh nhân cần đặt ở nơi thuận tiện, dễ lấy.
Đặt báo thức, nhắc bệnh nhân uống thuốc đúng giờ.

Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe, sự nỗ lực của bệnh nhân và quá trình điều trị cũng rất quan trọng.

►Xem thêm: Viêm tai xương chũm

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm

Xương chũm là một khối xương nằm lồi gần ngay sau vành tai. Cấu tạo của xương chũm tuy cứng nhưng bên trong lại xốp, có nhiều hốc nhỏ. Xương chũm tiếp giáp với nhiều bộ phận quan trọng như màng não, não, các mạch máu, thần kinh quan trọng. 

Ở giữa xương chũm có một hốc to hơn gọi là sào bào. Từ sào bào này lại có một đường ống thông trực tiếp với tai giữa. Vì vậy, bệnh ở tai giữa thường lan vào xương chũm gây viêm tai xương chũm.

Viêm xương chũm là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào – tai giữa. Bệnh thường gặp ở trẻ em do cấu tạo sào đạo ngắn và rộng. Viêm tai giữa không điều trị triệt để, biến chứng viêm tai giữa,… là những nguyên nhân gây viêm xương chũm phổ biến.

Triệu chứng viêm xương chũm thường gặp

1. Chảy mủ

Khi bị viêm tai xương chũm, dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là sự xuất hiện của mủ tai. Mủ tai có màu xàng hoặc xanh, đôi khi có lẫn máu; có thể ít do bị bít tắc dẫn lưu mủ hoặc cũng có thể tăng lên rất nhiều.

Ở giai đoạn bệnh viêm xương chũm mãn tính, mủ tai thường có mùi hôi thối như mùi cóc chết. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trong tai có sự có mặt của chất cholesteatoma, có khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ. Lúc này khám tai thấy có lỗ thủng rộng, sát xương, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy lỗ thủng bẩn.

Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm
Tìm hiểu bệnh viêm xương chũm

2. Sốt

Đây cũng là triệu chứng toàn thân phổ biến khi bị viêm xương chũm. Sốt cao 39C- 400C dai dẳng kèm theo đó là biểu hiện thể trạng suy nhược, mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ nhiễm trùng, nhiễm độc.

3. Sưng đau

Bệnh nhân thường cảm thấy tai đau nặng hơn trước, đau dữ dội khi nằm vào vào ban đêm, cơn đau có thể lan ra nửa đầu và vùng thái dương, vùng đỉnh, xuống hàm. Đặc biệt khi ấn vào vùng sào bào, mỏm chũm và bờ sau xương chũm thấy đau dữ dội.

Sưng đau, ù tai là triệu chứng viêm xương chũm điển hình

Ngoài ra, nếu bị viêm tai xương chũm xuất ngoại còn có thể cảm nhận rõ ràng tình trạng ở trước trên nắp bình tay, phía sau tai sưng phồng; vành tai bị đẩy ra phía trước, mất nếp sau tai; mủ chảy xuống cổ làm sưng tấy vùng cổ,… Cử động quay cổ bị hạn chế và đau đớn, có thể tạo ra những lỗ rò vị trí này.

4. Thính giác giảm

Tùy theo mức độ bệnh là nặng hay nhẹ mà sức nghe giảm nhiều hay ít. Nếu không điều trị kịp thời thì khả năng nghe sẽ giảm sút trầm trọng.

5. Các dấu hiệu khác

Ngoài 4 biểu hiện viêm xương chũm điển hình trên, thì khi mắc bệnh này bệnh nhân còn cảm thấy chóng mặt, ù tai; khám thấy màng nhĩ nề đỏ, lỗ thủng thường sát khung xương, bờ nham nhở, đáy lỗ thủng phù nề xung huyết, đôi khi bị xơ hóa,…

Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm các xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt,… Do đó, điều trị dứt điểm các bệnh về Tai – Mũi- Họng và phát hiện sớm những bất thường về tai nói trên, điều trị đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Lưu ý cho người đau khớp

Những người trẻ tuổi thường ít mắc các bệnh về xương khớp hơn người già vì xương khớp của họ đang phát triển và họ chưa trải qua quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Vì đây là căn bệnh liên quan tới xương khớp nên không thể chữa một cách dứt điểm được, hầu như việc điều trị chính của căn bệnh này là tập trung làm giảm các cơn đau để giảm sự khó khăn trong vận động của bệnh nhân.

Chính vì bệnh không thể chữa dứt khoát một cách tự nhiên nên các chuyên gia khuyên những ai mắc căn bệnh này nên chú ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày để giảm tình trạng của bệnh xuống.

Đối với những người đau khớp do tai nạn hoặc do các bệnh về xương khớp gây ra thì không nên ra ngoài kho trời mưa lạnh, bởi chính lúc mưa lạnh là lúc độ ẩm không khí tăng cao nên làm tình trạng của bệnh trở nên nặng thêm. Đối với trường hợp bắt buộc phải ra ngoài lạnh, mưa thì nên chú ý giữ ấm đầy đủ cho cơ thể.

Lưu ý cho người đau khớp
Lưu ý cho người đau khớp


Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất canxi giúp xương khớp chắc khỏe, bạn nên chú ý tới một số thực phẩm bổ xung nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như rau, củ, quả …Ngoài ra bệnh nhân nên uống đủ lượng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, đối với bệnh đau khớp do thoái hóa thì nên uống nhiều nước để bổ xung dịch nhờn trong cơ thể một cách đầy đủ.

Khi mắc bệnh đau khớp tốt nhất không nên vận động quá mạnh, hoặc khuân vác các vật nặng vì tình trạng có thể nặng lên khi bạn làm việc quá sức.

Khi xuất hiện hiện tượng đau khớp sảy ra trên cơ thể cách tốt nhất là bệnh nhân nên tới trung tâm chuyên khoa xương khớp để các bác sĩ chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, để có phương pháp can thiệp sớm tránh các tình trạng bệnh gây ra những biến chứng khôn lường như bị dính khớp, biến dạng khớp, nặng hơn là biến dạng khớp hoặc gặp phải căn bệnh hiếm gặp đó là ung thư xương.

Vì căn bệnh khó lường nên bệnh nhân không được chủ quan với bệnh tình của mình. Dù chỉ là những cơn đau nhỏ nhưng hậu quả vô cùng lớn nếu như không được điều trị sớm.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì

Triệu chứng đau lưng có thể là đau lưng cơ năng hoặc đau cột sống do một số bệnh lý liên quan. Đau lưng có thể xảy ra do sai tư thế trong sinh hoạt, ngồi lâu hay khom lưng cúi người thường xuyên, thay đổi tư thế đột ngột, làm việc nặng, tập luyện quá sức…Trong trưỡng hợp này, chỉ cần sử dụng dầu nóng hay cao dán, nghỉ ngơi hợp lý thìu cơn đau sẽ tự động thuyên giảm.


Nếu là bệnh lý về cột sống thì trong giai đoạn này, trẻ có thể gặp phải bệnh vẹo cột sống vô căn. Nếu đau lưng kéo dài dai dẳng thì nguy cơ mắc bệnh về xương, khớp, đĩa đệm, tủy, gân, cơ hay bệnh về động mạch, bệnh thận, bệnh vôi hóa cột sống, ung thư…là rất cao.

Đau tăng trưởng

Nhiều trẻ sẽ cảm thấy đau chân mà không xác định rõ vị trí, đau về ban đêm trong khi ban ngày thì bình thường. Triệu chứng đau chân chỉ xuất hiện trong vài ngày rồi chấm dứt nhưng sau đó lại tái phát. Tình trạng này xảy ra là do quá trình đau tăng trưởng, đau có thể thoáng qua, hơi khó chịu nhưng cũng có thể dữ dội, không chịu nổi. Đau tăng trưởng có thể xuất hiện ở trẻ trên 3 tuổi và kéo dài đến khi dậy thì. Để được chẩn đoán chính xác cơn đau này không phải là do các bệnh lý khác, cha mẹ cần đưa con đi khám nếu thấy trẻ đau chân, đi đứng khập khiễng hoặc kèm theo sốt nhé.

Đau khớp gối

Những trẻ vận động thể thao với cường độ cao thường rất hay bị đau đầu gối. Nguyên nhân là do phần đầu trên xương bánh chày ở trẻ còn nhiều sụn nên không được chắc chắn, nếu vận động liên tục với cường độ cao sẽ khiến phần sụn chỗ bám của gân cơ tứ đầu đùi dễ bị tổn thương và gây đau đầu gối. Tuy nhiên, ở một số trẻ không hoạt động thể thao hay bi chấn thương mà vẫn bị đau đầu gối không rõ nguyên do.

Ngoài ra, không loại trừ nguy cơ trẻ bị đau đầu gối là do bệnh Osgood – Schlatter, còn gọi là viêm xương sụn vô khuẩn lồi củ chày ở gối. Bệnh này hình thành do sụn tăng trưởng vùng lồi củ xương chày bị kích thích khi trẻ vận động đầu gối, khiến cốt hóa xương sụn quá mức và dẫn đến phì đại lồi củ trước xương chày, từ đó gây đau nhức tại khớp gối.

5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì
5 bệnh xương khớp thường gặp ở tuổi dậy thì


Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường có biểu hiện đau cứng khớp, sưng và ửng đỏ. Bệnh này thường hình thành trong vài năm, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể kéo dài qua tuổi trưởng thành và để lại di chứng nặng nề như thoái hóa cứng các khớp ngón tay và bàn tay. Điều trị bằng thuốc kháng viêm loại mạnh, thuốc ức chế miễn dịch và tập vật lý trị liệu ở giai đoạn đầu có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Điều trị thoái hóa khớp lâu năm ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-khop-o-dau.html

Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân

Viêm xương sụn vô khuẩn gót chân ở trẻ trong độ tuổi dậy khiến trẻ xuất hiện triệu chứng đau gót chân. Trong giai đoạn dậy thì, xương khớp của trẻ tăng trưởng nhanh trong khi gân cơ, dây chằng không phát triển theo kịp. Nếu trẻ vận động nhiều, hệ thống gân cơ dây chằng ở vùng xương gót chân sẽ tạo áp lực lên xương sụn gót chân và khiến xương này bị tổn thương và dẫn đến viêm đau.

Ngoài 5 căn bệnh trên đây, trẻ ở độ tuổi dậy thì còn có thể gặp phải chứng bàn chân bẹt, trượt chỏm xương đùi, hoại tử vô mạch chỏm xương đùi, bán trật khớp chè đùi,….

Để phòng ngừa các bệnh xương khớp ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ và điều chỉnh hợp lý, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sự phát triển của hệ cơ xương khớp như canxi và vitamin D.

Tư vấn và lựa chọn cho trẻ những môn thể thao phù hợp với độ tuổi, tránh vận động quá sức, vận động với cường độ cao, nên tập luyện với cường độ thích hợp để cơ thể thích nghi dần. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất ổn trong xương khớp, cần nghỉ ngơi và điều chỉnh cường độ luyện tập hoặc đi khám nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh dễ thấy nhất trong các căn bệnh gây ra ở hệ thống xương khớp. Bệnh làm ảnh hưởng tới vận động đồng thời những cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra sẽ ảnh hưởng tới công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Để hạn chế những tác hại mà bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra thì bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ là gì từ đó đưa ra được các biện pháp phòng tránh hợp lý, nhất là những người cao tuổi nên nắm rõ để phòng tránh nhé!

Các nguyên nhân chính gây nên thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân gây nên thoái hóa đốt sống cổ thường bắt nguồn từ rất nhiều yếu tố khác nhau, và có khi là do một yếu tố gây nên cũng có thể do nhiều yếu tố kết hợp làm cho quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra nhanh hơn. Cùng điểm qua một số nguyên nhân điển hình như sau:

– Do tuổi tác: Theo thời gian cơ thể chúng ta sẽ diễn ra quá trình thoái hóa tự nhiên, từ khoảng 45 tuổi là quá trình thoái hóa bắt đầu diễn ra. Khớp đốt sống cổ là khớp thường xuyên cử động vì vậy nguy cơ thoái hóa tập trung ở vùng này là rất cao, theo thời gian kết hợp với thói quen không tốt sẽ hình thành nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

– Do chấn thương: Nhiều tai nạn chấn thương sảy ra ở đốt sống cổ không được điều trị hợp lý, bệnh lâu dần kết hợp với quá trình vận động sẽ làm quá trình thoái hóa diễn ra. Vì vậy nên đối với những người gặp phải các chấn thương ở đốt sống cổ nên có biện pháp điều trị sớm nhất.

– Do tính chất công việc: Ở nhiều người do tính chất công việc nặng nhọc, thường xuyên ngồi hoặc đứng làm một thao tác..tất cả đều tác động tới các đốt sống làm cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ


– Do ăn uống: Việc ăn uống thiếu chất không cung cấp đầy đủ những dưỡng chất mà hệ thống xương khớp cần sẽ làm xương dễ bị giòn và thoái hóa. Nhất là việc bổ cung canxi và vitamin D là 2 chất cần thiết giúp xương phát triển chắc khỏe.

– Tập luyện thể thao quá sức; Như chúng ta luôn biết tới công dụng tốt của việc hoạt động thể dục thể thao nhưng nếu như không tập luyện đúng cách và khoa học sẽ có tác dụng ngược lại đó là làm quá trình thoái hóa diễn ra nhanh. Vì vậy nên tập thể thao điều độ hợp lý để bảo vệ sức khỏe cũng như hệ thống xương khớp nói riêng.

Do giới tính: Thông thường bệnh thoái hóa đốt sống cổ được các chuyên gia nhận định khi mắc nhiều ở nam giới là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ. Còn đối với nữ giới mắc phải bệnh này nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

Đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà mọi người nên biết để phòng tránh bệnh. Những nguyên nhân này quá đỗi bình thường vì vậy nên bạn cần thực hiện tốt chế độ sinh hoạt hợp lý phòng tránh căn bệnh này nhé.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thực phẩm hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ gây phiền toái và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Nguy hiểm hơn, đây còn là nguyên nhân gây liệt nửa người, rối loạn tuần hoàn não do mạch máu bị chèn ép. Bệnh thường gây nên những cơn đau, mỏi vai gáy. Để phòng tránh và điều trị sớm bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên cần thiết có một chế độ ăn hợp lý

Hiện nay, số người bị thoái hóa đốt sống cổ không ngừng tăng lên không chỉ ở những người cao tuổi mà còn xảy ra với những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động. Bệnh cũng xảy ra với những người có nhiều cử động vùng cổ như thường xuyên phải cúi, vác nặng…

Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ thường xuyên gặp phiền toái bởi các cơn đau ghé thăm. Các cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ gây ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, trán hoặc đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay. Nếu bị nặng, các con đau có thể làm mất cảm giác linh hoạt của tay, thậm chí cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.

Để phòng tránh và đẩy lùi các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp. Một trong số đó, việc bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các món có chứa nhiều canxi là việc cần thiết nên làm đầu tiên để phòng, trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Như chúng ta đã biết, canxi rất cần thiết giúp cho xương khớp hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy nên bổ sung thêm lượng canxi là điều cần thiết cho người bị thoái hoá đốt sống cổ.

Bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng từ hải sản

Các loại hải sản nước mặt và nước lơn đều cung cấp một lượng vitamin D tự nhiên rất tốt cho hệ xương khớp. Các loại cá hồi, sò là nguồn cung cấp omega 3 giúp kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Đặc biệt, những người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn Hàu. Thịt con hàu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, glucid, chất béo, kẽm, magie, canxi… giúp cho xương chắc khỏe, ngăn chặn các bệnh do thoái hóa xương khớp gây ra. Mỗi tuần, chúng ta cần bổ sung vào thực đơn của mình 2 – 3 bữa ăn có hầu sẽ rất tốt cho việc điều trị thoái hóa khớp.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thực phẩm hiệu quả
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thực phẩm hiệu quả


Bổ sung thêm rau xanh

Người bị các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng nên bổ sung thêm các loại rau như bắp cải, cà rốt, súp lơ… Trong bắp cải có chứa vitamin K giúp tái tạo và ngăn ngừa rạn xương, cà rốt và súp lơ chứa nhiều vitamin A, C, E giúp bảo vệ và tăng cường dịch khớp. Thường xuyên uống nước súp lơ xanh sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng khá lớn canxi cũng như kali, magie, sắt, photpho.

Rau cải chíp cũng là một loại thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Loại rau này có chứa nhiều canxi và các vitamin A, C, kali và chất sắt cho cơ thể.

Hoa quả

Hoa quả cũng là một trong những yếu phẩm rất tốt cho những người bị xương khớp. Vitamin V trong các loại trái cây như cam, bưởi, dứa… không chỉ giúp kháng viêm an toàn mà còn ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau khi viêm khớp.

Chuối tiêu cũng là một loại trái cây đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ. Một mặt, ăn chuối tiêu giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Mặt khác nó cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa xương khớp và tăng hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống sinh tố kết hợp giữa quả bơ và đậu nành hàng ngày để ngăn ngừa các cơn đau mỏi vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ. Các chất dinh dưỡng có trong hai loại thực phẩm này có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, là thành phần protein chính có trong sụn, xương.

Các loại gia vị nên ăn khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Một trong số các loại gia vị nên ăn khi bị thoái hóa đốt sống cổ là ớt. Hoạt chất caspain có trong trái ớt có tác dụng làm giảm sung đau và kháng viêm do thoái hóa khớp. Do đó, người bệnh nên bổ sung một lượng ớt vừa đủ sẽ góp phần xưa tan đi nỗi lo bệnh thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, các loại gia vị khác như tỏi tây, húng quế, gừng cũng giúp bảo vệ tốt cho hệ xương khớp.

Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng nên chú ý tới việc luyện tập hàng ngày. Không nên làm việc quá lâu trong tư thế gây ảnh hưởng tới cổ. Người bệnh nên thường xuyên luyên tập, xoa bóp vai gáy để cho máu được lưu thông tốt, tránh tình trạng bị thoái hóa.

About

Popular Posts

Designed By Blogger Templates