Trending
Bệnh lý xương khớp
Bệnh lý thần kinh

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Ung thư xương nên kiêng ăn gì?

Người bị ung thư xương không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe của mình và kéo dài thời gian sống? Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.


Người bị ung thư xương nên ăn gì?


Về cơ bản, bệnh nhân ung thư xương phải bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch chống chịu tốt với những tác động của bệnh ung thư cũng như các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, họ cũng cần kiêng những thực phẩm sau để không gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh ung thư xương.

Cần kiêng kỵ những loại thức ăn nào?


+ Rượu, café:

Đây đều là những chất kích thích gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo xương.

Rượu bia làm rối loạn hoạt động của những tế bào xương và còn làm các tế bào ung thư xương nhanh chóng phát triển, di căn, tăng nhanh quá trình thoái hóa xương.

Café thì lại làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được nên khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương bởi các tế bào ung thư hoặc các tác nhân bên ngoài.



+ Trà đặc, nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…

Tất cả những thứ trên đều không tốt cho bệnh nhân ung thư xương. Đặc biệt là chất béo có trong những thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kết hợp với canxi để tạo thành một chất bọt mà cơ thể không thể hấp thụ được và buộc phải đào thải ra bên ngoài làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể.



+ Thịt chế biến sẵn:

Những loại thực phẩm này rất nhiều dầu mỡ và chất bảo quản, khá nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư xương do những chất gây ung thư xuất hiện khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được xử lý bằng các chất như nitrat rất độc và nguy hiểm.

Vậy nên, bạn cần ăn dưới 200g thịt đỏ mỗi ngày, hạn chế đến mức thấp nhất xúc xích, đồ hộp, thịt muối,…



+ Những thực phẩm ẩm mốc, lên men:

Đó là dưa cà muối, cá muối, thịt muối,… có thể gây bệnh ung thư hoặc khiến bệnh ung thư nghiêm trọng hơn.

+ Đường và đồ ngọt:

Đường là loại thực phẩm mà tế bào ung thư rất ưa thích vì nó chính là thức ăn quan trọng nhất của tế bào ung thư.

Đường giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn nên bạn cần hạn chế đường, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt,… khi bị ung thư xương nói riêng và bệnh ung thư nói chung.

+ Thực phẩm nướng, chiên rán:

Nem nướng, xúc xích nướng,… nên hạn chế vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư phát triển nhờ formol – một hóa chất gây ung thư được sinh ra trong quá trình nướng thức ăn.



Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn ngày càng khỏe mạnh và vui vẻ.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Đau khớp háng do chơi thể thao

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng như yếu tố tuổi tác, lão hóa, chấn thương khớp háng,…Bên cạnh đó, đau khớp háng khi chơi thể thao cũng dễ xảy ra bởi các môn thể thao vận động mạnh và dùng lực nhiều của khớp háng, chúng ta cần chú ý để phòng tránh.


NGUYÊN NHÂN ĐAU KHỚP HÁNG KHI CHƠI THỂ THAO


Đau khớp háng là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp háng, thoái hóa khớp háng, hoại tử chỏm xương đùi, bong sụn khớp háng,v.v.

Chơi thể thao tốt cho sức khỏe trong trường hợp vận động nhịp nhàng, vừa phải ,điều độ hàng ngày. Tuy nhiên sẽ là bất lợi nếu vận động thể thao quá mức, đặc biệt là những người lớn tuổi. Chúng ta nên chơi những môn thể thao mức độ từ nhẹ đến nặng với tần suất từ thấp lên cao.



Nguyên nhân đau khớp háng khi chơi thể thao là do chúng ta chơi những môn thể thao vận động nhiều như: Cầu lông, bóng chuyền, đá bóng,…Trong giai đoạn khớp háng đang bước vào quá trình lão hóa. Điều này thường gặp ở những người độ tuổi ngoài 40. Lúc này, sụn khớp suy giảm nhiều, các đầu xương ít được bảo vệ, nên vận động nhiều sẽ tăng cọ xát gây đau mỏi. Chơi thể thao quá mức cũng là nguyên nhân gây đau mỏi cơ, căng cơ, giãn dây chằng. không những vậy, vận động thể thao cũng dễ gặp nguy cơ sang chấn thương, bong gân, trật khớp háng.

Khi có dấu hiệu đau khớp háng khi chơi thể thao người bệnh cần lưu ý đi khám vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác như u lao, u xương, thoái hóa khớp háng.


ĐAU KHỚP HÁNG KHI CHƠI THỂ THAO NÊN LÀM GÌ?


Khi bị đau khớp háng, đau vùng mông, đùi người bệnh cần được nghỉ ngơi. Nếu đau khớp háng khi chơi thể thao, luyện tập thì nên ngừng chơi và xoa bóp để khớp háng được thư giãn.

Một số biện pháp giúp giảm đau tạm thời như: Chườm nóng hoặc chườm lạnh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Giúp lưu thông máu, kéo giãn nở các cơ làm cho người bệnh bớt đau và dễ chịu hơn. Châm cứu trong đông y rất hiệu quả để lưu thông máu, đả thông kinh mạch, châm cứu cũng giúp tiết ra hoạt chất giảm đau và hỗ trợ quá trình tự sữa chữa, phục hồi của khớp.

Nếu đau khớp háng kéo dài, ngừng vận động vẫn đau nhói, bước đi cảm giác lạo xạo cộng với sưng, nóng đỏ thì người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời. Bởi các bệnh lý khớp háng cũng sẽ gây đau khớp háng khi chơi thể thao, đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.



Các thảo dược, bài thuốc đông y lành tính và an toàn từ tự nhiên sẽ giúp tái tạo sụn khớp háng, ổ cối, giúp chắc khỏe xương, tăng cường sự phát triển của sụn khớp. Đồng thời bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng để ngăn chặn thoái hóa khớp, hư hại của sụn khớp theo thời gian, chống lão hóa.

Để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu nhất còn phải phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó bạn nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể xác định đúng tình trạng bệnh cũng như thể chất từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị và liệu trình thuốc phù hợp để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không nằm trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, bởi không chỉ các bạn trẻ mà còn cả những bậc phụ huynh cũng đang hoang mang không biết rằng bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền hay không?


Tuổi tác : Tuổi càng cao thì nguy cơ gặp phải bệnh viêm khớp càng lớn hơn khi tuổi càng ngày càng cao tức xương khớp cũng đang bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa, chính vì điều này khiến cho sụn càng trở nên giòn hơn.

Trọng lượng cơ thể: bạn đang dư cân điều này khiến bạn tăng áp lực lên các khớp, đè năng và cả việc va chạm giữa các bộ phần xương khớp gây ra tổn thương phần khớp.

Chấn thương cấp: bị chấn thương ở khớp cũng có thể gây ra bất thường trong khu vực xung quanh do chúng đã bị hư hỏng hoặc sụn khớp bị chệch, lêch ra khỏi vị trí ban đầu.

Cách sinh hoạt và vận động không đúng cách cũng gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp.

Phần kiệt kê những nguyên nhân gây nên viêm khớp dạng thấp trên phần nào đó cũng giúp bạn nhận thấy bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Vâng bệnh viêm khớp dạng thấp không di truyền


Một số biện pháp phòng bệnh viêm khớp dạng thấp


Vẫn là câu hỏi bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không thì cần chú ý những cách phòng tránh sau nhé:

Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.



Căng duỗi để giúp cơ bắp được tăng cường cũng như là củng cố các khớp. Nên nhớ là phải khỏi động kĩ trước khi tập.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đủ các thực phẩm giàu vitamin C và E và canxi để có thể hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị suy thoái sớm. Uống đủ nước mỗi ngày.

Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích, chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Chữa đau vai gáy bằng quả cam

Chữa đau vai gáy bằng cam nghe có vẻ đơn giản và khó tin nhưng lại được nhiều người áp dụng và cho những phản hồi rất tích cực. Do đó, đây cũng được coi là bài thuốc hữu ích để giảm đau vai gáy cho các anh chị em văn phòng.


Theo y học cổ truyền, cam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, sinh tân dịch, thông đại tiện, làm da mịn màng, tươi tắn.

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vỏ quả cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá. Vỏ cây cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ vị. Ở Ấn Độ, quả được xem như có tác dụng khử lọc, và vỏ có tác dụng trung tiện.

Với chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout. Có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh đau vai gáy.

Đau vai gáy là triệu chứng nhiều người thường rất dễ mắc phải, nhất là những người làm công việc văn phòng. Trước tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau vai gáy bằng cam để giảm các triệu chứng đau mỏi cũng rất hiệu quả.


Để thực hiện cách này, ta cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:


– 1 trái cam tươi, loại cam vỏ xanh như cam thường hoặc cam sành.

– 1 củ hành khô

– Một lượng nhỏ phèn chua

Thực hiện:

Đem cam rửa sạch, để ráo rồi cắt đi 1 phần đầu quả.

Cho hành khô và phèn chua vào trong ruột cam rồi đem nướng trên lửa.

Khi nào thấy vỏ cam đen đều thì cắt cam thành từng lát rối đắp lên vùng cổ vai gáy bị đau nhức, để yên trong khoảng 15 phút.

Massage vai gáy để cơ bắp được giảm đau tốt hơn.

Mỗi khi nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng đau cổ vai gáy, người bệnh áp dụng cách này sẽ cảm thấy được thư giãn và giảm đau mỏi vai gáy rất tốt.

Bên cạnh đó, khi làm việc, chúng ta nên đứng dậy đi lại hoặc thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng giữa giờ cũng là cách giảm thiểu các cơn đau vai gáy hiệu quả.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Chuột rút cơ cứng phải làm sao?

Bình thường chuột rút cơ cứng không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị tai nạn, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị chết đuối.


Biện pháp xử trí khi bị chuột rút là: xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng.

Nên đeo giày vừa chân, gót giày không quá cao.

Có thể dùng thuốc uống theo chỉ định của thày thuốc để bổ sung các chất như Ca, K, Mg, thuốc thư giãn cơ.

Nếu chuột rút ở bắp chân: Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên.


 Khi lâm vào trạng thái này, cần tiến hành một số thao tác xoa bóp sau đây:


+ Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.

+ Nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.

+ Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút. Vị trí huyệt ủy trung: ở giữa nếp ngang giữa khe chân.

+ Dùng ngón cái bàn tay bên đối diện day bấm huyệt thừa sơn trong 1 phút. Vị trí huyệt thừa sơn: nằm ở khu vực giữa bắp chân, trong chỗ lõm của của khe hai bắp thịt (kiễng bàn chân chỗ lõm sẽ hiện rõ).

+ Dùng ngón tay cái lần lượt day bấm hai huyệt côn lôn (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân) và thái khê (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ trong gân gót).

+ Tiếp đó, dùng hai bàn tay bóp nhẹ nhàng bắp chân trong 1 phút. Sau đó từ từ gấp duỗi cẳng chân rồi đứng thẳng dậy làm cho cơ bị co được căng ra và giải tỏa dần tình trạng co cứng.

+ Những người hay bị co rút bắp chân cần chú ý: Nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút; Tuyệt đối không nên vận động đột ngột, trước đó phải tiến hành khởi động đầy đủ; Tránh để cơ bắp chân lâm vào tình trạng mệt mỏi quá độ; Cần chú ý giữ ấm cẳng chân khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên xoa bóp cơ cẳng chân trong 20 - 30 phút.

Trường hợp chuột rút bắp đùi: Bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.

Chuột rút cơ xương sườn: Bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Đạp xe thong thả chừng 5-10 phút trước khi đi ngủ.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?

Những thực phẩm gây ngứa ngáy có thể khiến người bệnh khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ qua đó gián tiếp khiến quá trình phục hồi xương gặp nhiều khó khăn. Một số thực phẩm dễ gây ngứa bạn cần tránh như:

Thịt bò.

Các thực phẩm tanh như hải sản, thủy sản.

Những thực phẩm muối chua.

Các thực phẩm có gia vị mạnh.

Các chất kích thích

Rượu bia và các chất kích thích cũng nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi mổ dây chằng. Các chất này có thể làm ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cơ thể khiến quá trình phục hồi lâu hơn.
Một số lưu ý sau khi mổ dây chằng

Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?
Mổ dây chằng nên không nên ăn gì ?


Rượu bia và các chất kích thích cũng nằm trong danh sách kiêng cữ sau khi mổ dây chằng.

Lưu ý

Người bệnh không tự ý bỏ nẹp khi đi di chuyển, ngay cả khi ngủ.

Không tự ý bỏ nạng sớm trước thời gian chỉ định để tránh sưng gối.

Hạn chế đi lại nhiều trong thời gian sau khi mổ tuy nhiên cũng không nên nằm bất động một chỗ trong thời gian dài sẽ gây co rút cơ.

Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hạn chế thức khuya. Hạn chế đi lại nhưng cũng tránh nằm một chỗ trong thời gian dài vì có thể gây teo cơ. Nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Nên đi ngủ sớm và sinh hoạt khoa học.

►Xem thêm: Lao xương

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Phân loại các bệnh lao xương

Bệnh lao xương có biểu hiện khá mờ nhạt, không rầm rộ. Trong một thời gian dài bệnh nhân thường thấy đau ít ở cột sống. Thông thường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng: áp-xe lạnh (là loại áp-xe không kèm phản ứng viêm và hình thành chậm), chèn ép tủy.

Ngày nay bệnh lao cột sống đã ít gặp hơn trước. Bệnh nhân thường là người có tiền sử mắc bệnh lao: lao sơ nhiễm nặng, mới mắc lao một cơ quan nào đó (phổi, hạch…). Tổn thương lao hay gặp ở cột sống lưng và cột sống thắt lưng. Cột sống cổ và vùng bản lề cổ – chẩm ít bị lao hơn.

Các tổn thương Xquang xuất hiện chậm như: hẹp khe đĩa đệm, ổ phá hủy lớn ở thân các đốt sống, gù, hình ảnh con thoi cạnh đốt sống, biểu hiện của áp- xe lạnh.

Các xét nghiệm sinh học sẽ khẳng định chẩn đoán: test tuberculin trong da thường dương tính rất mạnh, có khi mọng nước (nếu test âm tính, có thể loại trừ được bệnh Pott). Các xét nghiệm tìm BK trong đờm, trong nước tiểu, nếu dương tính sẽ quyết định chẩn đoán, ngoài ra cũng chứng tỏ người bệnh còn bị lao ở những cơ quan khác nữa.

Lao khớp gối

Biểu hiện bệnh lao khớp gối là một u trắng ở đầu gối giống như khi bị viêm khớp đơn độc mạn tính, kèm theo những dấu hiệu viêm tại chỗ, tràn dịch ổ khớp với dấu hiệu chạm xương bánh chè, dầy màng hoạt dịch.

Lúc đầu, chụp Xquang khớp gối chưa phát hiện bất thường, về sau mới xuất hiện các tổn thương sụn và xương. Cấy nước màng hoạt dịch thường tìm được BK. Đôi khi phải sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim to hoặc trong khi nội soi khớp để tìm những tổn thương mô bệnh học điển hình.

Phân loại các bệnh lao xương
Phân loại các bệnh lao xương


Lao khớp háng

Đây là bệnh thường gặp, có triệu chứng đau ở bẹn hoặc ở mông, lan xuống đầu gối làm cho bệnh nhân đi lại khập khiễng, teo cơ từ đầu đùi. Sốt, gầy sút, chán ăn. Các tổn thương Xquang thường xuất hiện chậm: đầu tiên là hình ảnh loãng xương, về sau là hình hẹp khe khớp. 

Chụp cắt lớp phát hiện những ổ phá hủy dưới sụn hoặc những ổ viêm xương. Nếu không được điều trị, khớp sẽ bị phá hủy làm hạn chế vận động, các triệu chứng toàn thân nặng lên, xuất hiện các áp-xe lạnh, đặc biệt là ở vùng bẹn. Điều trị thoái hóa cột sống ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-o-dau.html

Ðiều trị bệnh lao xương

Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Có nhiều phương pháp điều trị, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

Ðiều trị nội khoa

Dùng thuốc chống lao: trong 2 tháng đầu, bác sĩ thường chỉ định dùng phối hợp bốn loại thuốc rimifon, rifampicine, pyrazinamide, ethambutol. Những tháng sau dùng hai loại rimifon và rifampicine. Cần điều chỉnh thuốc dựa theo kết quả kháng sinh đồ của bệnh nhân.

Cố định khớp

Cố định khớp bằng cách sử dụng các giường bột (cho cột sống) và máng bột (cho các chi), thời gian cố định từ 3 – 6 tháng. Với những trường hợp nhẹ, được chẩn đoán sớm có thể chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động mạnh, mang vác nặng, không cần cố định bằng bột.

Khi có chỉ định mổ thì tùy từng trường hợp mà có thể áp dụng các phương pháp cắt bỏ màng hoạt dịch, lấy ổ áp-xe, lấy mảnh xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp, giải phóng chèn ép tủy.

About

Popular Posts

Designed By Blogger Templates